Gỗ sưa là một trong những loại gỗ quý hiếm, được nhiều người săn lùng tìm mua. Thế nhưng thật sự gỗ sưa là loại gỗ gì và gỗ sưa có mấy loại và tại sao nó lại đắt đỏ như thế ? thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Gỗ sưa là loại gỗ gì?
Cây gỗ sưa có tên tiếng anh là Dalbergia tonkinensis Prain. Là một cây thân gỗ thuộc nhóm họ đậu. Cây gỗ sưa thuộc nhóm 1A (Loại gỗ cực kỳ quý hiếm) cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.. Lá cây trung bình dài từ 9-20cm, có lông nhỏ và mìn thường có màu nâu vàng. Thân cây thì có màu xám hoặc vàng nâu. Chiều cao trung bình của cây gỗ sưa là từ 10-15m. Ở miền bắc thì gỗ sưa có tên gọi khác như gỗ Huê, gỗ Huỳnh, Gỗ Trắc…
Gỗ Sưa thường phát triển trong các khu rừng nhiệt đới
Trong tự nhiên, người ta thường tìm thấy cây sưa trong rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Sưa chủ yếu phân bố ở Việt Nam và rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Trong cây gỗ sưa thì phần quý nhất đó là phần lõi trong, còn phần giác gỗ bên ngoài không có giá trị nhiều.
Gỗ sưa có mấy loại?
Gỗ Sưa có hai loại là gỗ Sưa đỏ và gỗ Sưa trắng
Giữa gỗ Sưa đỏ và gỗ Sưa trắng thì gỗ Sưa trắng không có giá trị kinh tế cao. Cây sưa trắng được trồng rất nhiều tại các công trình như trường học, đô thị. Giá một cây trưởng thành chỉ có giá khoảng 1 – 2 triệu đồng. Cây gỗ Sưa đỏ rất quý hiếm và có giá lên tới hàng trăm tỷ đồng một cây gỗ già.
Cách phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng:
Nhận biết gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng qua thân cây
Có thể phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng qua hình thức bên ngoài của cây.
Thân cây sưa trắng có màu xanh, trơn nhẵn và không xù xì. Còn thân cây sưa đỏ thường có màu xám hoặc màu kem sữa, thân xù xì, khi già vỏ cây sẽ bị nứt dọc.
Nhận biết gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ qua lá
Về lá cây thì cây sưa đỏ có lá so le còn cây sưa trắng có lá đối xứng
Hoa của gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng
Phân biệt qua hoa. Hoa sưa trắng mọc thành chùm, cánh lớn, màu trắng còn hoa sưa đỏ cũng mọc thành chùm nhưng cánh nhỏ và có màu vàng nhạt.
Ngoài ra, còn một cách phân biệt rất đơn giản nữa như đã nói ở trên đó là phân biệt qua quả. Qủa sưa trắng là dạng quả thịt, không hạt, khi đốt lên không có mùi. Còn quả sưa đỏ thường có từ 1 – 2 hạt, đốt lên có mùi thối khó chịu. Mùi thối này chính là do hạt sưa đỏ tạo ra.
Ngoài ra, ở Tam Kỳ – Quảng Nam, có một loại cây cũng được người dân gọi là cây sưa. Tuy nhiên, thực chất đó không phải là cây gỗ sưa thuộc một loài trong chi Dalbergia. Cây sưa Quảng Nam được người dân ở đây gọi bằng nhiều tên khác nhau như sưa vườn, hương vườn, nhưng chính xác nhất thì phải gọi nó là cây hương vườn. Cây này cùng chi với giáng hương mắt chim và giáng hương quả to, đó chính là chi Pterocarpus. Một cây hương vườn trưởng thành chỉ có giá từ 4 đến 5 triệu đồng.
Chính vì cách gọi tên sai này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng có một loại gỗ sưa khác là gỗ sưa vàng.
Cách nhận biết Gỗ Sưa chi tiết
- Quan sát bằng mắt thường: Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao cạo ra hoặc dùng giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu rực sáng vàng hoặc đỏ. Chính vì vậy, từ xưa, các cụ đã có câu “vân gỗ trắc , sắc gỗ sưa”
Vân gỗ nổi lên xoắn xít, từng lớp từng lớp rất đẹp, có những vùng xoáy nhìn thấy hiện ra những hình thù kỳ lạ, cho nên trong sách cổ của Trung Quốc đã ghi chép là gỗ có vân “hình mặt quỷ” …
Thớ gỗ mịn, nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có thớ màu đen.
- Ngửi hoặc đốt: Gỗ Sưa có tinh dầu với hương thơm đặc biệt, cho nên những ai đã được ngửi mùi gỗ sưa thì sẽ rất khó nhầm lẫn với mùi của các loại gỗ khác cũng có tinh dầu như gỗ hương, gỗ pơ mu, gỗ ngọc am…
Đối với những món đồ cổ gỗ sưa đã đóng cách đây hàng trăm năm thì sẽ khó ngửi hơn, ta cần đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ, ta vẫn thấy có mùi thơm ngát mùi trầm do tinh dầu tỏa ra. Hoặc đốt, khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà.
- Cân: Gỗ Sưa nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai, nhưng cũng rất nặng, nặng tương đương gỗ hương, nặng hơn gỗ lát, gỗ xoan,…
- Ngâm nước sôi: ngâm Gỗ Sưa trong nước đang sôi (hoặc mặt gỗ sưa) để trong một chiếc chậu tráng men hoặc bát tô tráng men màu trắng, để yên lặng trong 15 – 20 phút, sau đó quan sát màu nước và váng dầu nổi lên mặt nước báo vào thành chậu, thành bát: thấy nước có màu hồng, trong, đồ nước đi ta thấy có một đường viền váng dầu bám vào thành bát màu hồng sáng bóng, ngửi thấy mùi thơm ngát.
Tại sao gỗ sưa đỏ lại có giá trị hơn gỗ sưa trắng?
Sở dĩ gỗ sưa đỏ có giá trị cao hơn gỗ sưa trắng là do giá trị của vân gỗ. Trong khi gỗ sưa trắng chỉ có vân gỗ hai mặt thì gỗ sưa đỏ có vân gỗ ở cả bốn mặt. Vân gỗ sưa đỏ được giới chuyên môn xếp vào hàng đệ nhất vân trong tất cả các loài gỗ tại Việt Nam. Vân gỗ sưa đỏ nổi lên thành từng lớp với thớ gỗ nhỏ, mìn, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có đan xen thớ gỗ màu đen. Khi đưa gỗ sưa đỏ ra ánh sáng ta sẽ thấy có óng ánh 7 màu.
Gỗ sưa đỏ có giá trị cao hơn rất nhiều so với gỗ sưa trắng
Ngoài ra, giá trị của gỗ sưa đỏ còn ở độ bền chắc của nó. Gỗ sưa đỏ có thể ngâm trong bùn, nước nhiều năm mà không sợ ngấm nước, mục nát. Khi bị đặt dưới trời nắng nóng cũng không sợ nứt nẻ. Gỗ giữ được mùi thơm bền lâu và mang giá trị tâm linh cao nên được rất nhiều người yêu thích.
Có bao nhiêu loại gỗ sưa đỏ? Loại nào đắt nhất?
Tùy theo từng vị trí địa lý và thổ nhưỡng khác nhau mà gỗ sưa đỏ sẽ cho màu sắc, mùi hương và vân gỗ không giống nhau. Có thể chia thành 3 loại gỗ sưa đỏ chính theo vị trí địa lý đó là gỗ sưa đỏ Hải Nam, gỗ sưa đỏ Bắc Bộ và gỗ sưa đỏ Nam Bộ.
Gỗ sưa đỏ Hải Nam là loại gỗ sinh trưởng ở vùng đảo Hải Nam – Trung Quốc. Lõi gỗ có màu từ vàng đến màu nâu hồng, nâu tím. Vân gỗ có sọc, màu nâu sẫm. Gỗ sưa đỏ Hải Nam được cho là dòng gỗ sưa đỏ có giá trị lớn nhất. Miền Bắc Việt Nam do có vĩ độ tương đương với đảo Hải Nam nên chất lượng gỗ sưa đỏ cũng tương đương. Gỗ sưa đỏ Nam Bộ là dòng gỗ sưa đỏ kém nhất.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến quý vị và các bạn những thông tin khái quát nhất về các loại gỗ sưa, gỗ sưa có mấy loại cũng như giá trị của gỗ sưa, vì sao gỗ sưa đỏ lại đắt như vậy. Hi vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích.
Giá trị của gỗ Sưa đỏ
Tại Trung Quốc từ xưa tới nay, đồ đạc trong những gia đình hoàng tộc đều được làm từ gỗ Sưa đỏ Hải Nam. Khi khai quật mộ của vua chúa thời xưa thì quan tài cũng đều được làm bằng gỗ Sưa đỏ.
Gỗ Sưa có độ bền rất cao. Dù có ngâm gỗ Sưa trong bùn đất, dưới nước nhiều năm vẫn không hề bị mục nát hay ngấm nước. Thậm trí còn không hề bay mùi hương.
Đặt gỗ Sưa đỏ ngoài trời nắng cũng không hề bị co nứt. Vì thế mà gỗ Sưa tại Trung Quốc rất được ưa chuộng. Họ quan niệm rằng gia đình dù có vương giả, giàu có tới đâu mà trong nhà không có vật dụng làm từ gỗ Sưa thì cũng không phải gia đình thượng lưu.
Có lẽ vì thế mà người giàu có tại Trung Quốc săn lùng gỗ Sưa nhiều tới như vậy. Gỗ Sưa tại đảo Hải Nam đã tuyệt chủng nên những thương lái Trung Quốc bắt buộc phải sang Việt Nam tìm kiếm gỗ Sưa Bắc.
Miền Bắc Việt Nam có vĩ độ tương đương với đảo Hải Nam nên chất lượng gỗ Sưa ở 2 nơi là gần tương đương nhau. Đó chính là lý do khiến nhiều năm gần đây gỗ Sưa tại Việt Nam có giá thành cao và quý hiếm đến như thế.
Gỗ sưa dùng để làm gì?
Gỗ Sưa có rất nhiều tác dụng như chữa bệnh, trừ tà trong phong thủy. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là sử dụng làm những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.
Với những khúc gỗ nhỏ sẽ được sử dụng làm vòng gỗ phong thủy, móc khóa, mặt dây chuyền.
Những khúc gỗ lớn hơn sẽ được điêu khắc làm tượng gỗ mỹ nghệ. Còn với những miếng gỗ già có tuổi đời hàng trăm năm sẽ được sử dụng làm đồ gỗ nội thất như bàn ghế, giường tủ, …
Tác dụng Y tế của gỗ Sưa đỏ
Khảo theo một số sách của Trung Quốc như Trung dược đại từ điển thì gỗ Sưa có những công dụng y tế là cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chữa bệnh tim và hoạt huyết.
Đảo Hải Nam là nơi duy nhất có gỗ Sưa tại Trung Quốc. Tại đây có những ông lão khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, có tuổi thọ lên tới cả trăm tuổi. Đặc điểm chung của những ông lão này là đều sống trong những ngôi nhà làm từ gỗ sưa hoặc sống xung quanh rất nhiều đồ đạc làm từ gỗ Sưa.
Từ đó, người ta nghiên cứu và nhận ra giá trị của gỗ Sưa có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người.
Quần áo nếu được để trong tủ được làm từ gỗ Sưa sẽ có mùi hương dễ chịu khiến tinh thần sảng khoái và phấn chấn hơn rất nhiều.
Mọi người còn nói rằng, khi tiếp xúc nhiều với đồ dùng làm từ gỗ Sưa sẽ rất tốt cho hệ hô hấp, giảm bớt những triệu chứng của bệnh về họng và mũi.
Theo những câu chuyện của Trung Quốc còn lưu lại tới ngày nay. Người thường xuyên tiếp xúc với gỗ Sưa sẽ được khai thông kinh mạch huyệt đạo, lưu thông khí huyết, hoạt huyết lên não.
Nhờ vào đó mà cải thiện trí nhớ, giảm các cơn đau đầu. Chống được rụng tóc.
Hoạt huyết lên mặt, đến các chi làm căng da, làm giảm các nếp nhăn da trên mặt, chống lão hóa và làm cho da hồng hào.
Với gỗ Sưa có tuổi đời hàng trăm năm sẽ phát ra bên ngoài một loại khí gọi là “khí mộc dưỡng”. Loại khí này có tác dụng làm tỉnh táo, an thần giúp cho con người có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, khí này còn giúp phục hồi và cải thiện chức năng của nội tạng con người, giúp giảm trừ bệnh tật.
Từ đời nhà Minh, gỗ Sưa đã được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh xương khớp. Người bị bệnh về xương khớp sử dụng bột gỗ Sưa trộn với dấm đắp vào vết thương sẽ khiến khiến vết thương bớt đau nhức và nhanh lành lại.
Tác dụng phong thủy của gỗ Sưa đỏ
Gỗ Sưa đỏ là loại cây tỏa ra mùi hương có thể đuổi được côn trùng. Trong vườn mà có một cây gỗ Sưa thì sẽ giúp cho cả khu vườn đó tránh được kiến, côn trùng phá hoại.
Ngoài ra, những đồ dùng làm từ gỗ Sưa còn có khả năng xua đuổi muỗi do mùi hương của gỗ tỏa ra.
Vì thế mà theo quan niệm phong thủy thì gỗ Sưa là một chất liệu giúp trừ tà, xua đuổi được hung khí.
Mọi người còn tin rằng gỗ Sưa có khả năng chiêu tài, mang tới nhiều tài lộc và thịnh vượng.