Cách phân loại các loại gỗ trắc trên thị trường

Tổng quan về Gỗ Trắc

Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam.

Phân loại các loại gỗ Trắc trên thị trường

Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á (gồm các nước: Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam). Tại Việt Nam gỗ Trắc có nhiều nhất là các tỉnh KonTum, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.Khay trà được chế tác từ chun gỗ trắc vân đẹp quý hiếm

Gỗ trắc đỏ:

có lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15 – 20 cm, cuống lá dài 10 – 17cm mang 7 – 9 lá chét, lá hình trái xoan đầu nhọn dần. Hoa dạng chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, quả đậu mỏng, dài 5 – 6cm, rộng 1 cm, mang 1 – 2 hạt màu nâu, hạt nồi gồ ở quả. Gỗ trắc đỏ cứng và chắc, thớ gỗ tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ, có sức lan tỏa xa, gỗ trắc đỏ cho ra những sản phẩm nội thất cho màu tươi mới tạo nên không gian sang trọng và ấm cúng. Gỗ trắc đỏ được giới chơi đồ Trung Quốc rất ưa chuộng (gọi là Hồng Mộc). Gỗ trắc đỏ để lâu cũng xuống màu đen nhưng không đen bằng trắc đen.

Gỗ trắc đen:

Gỗ trắc đen có thân mọc nhiều gai to, nhọn. Vỏ mỏng, nhẵn, thịt trắng. Cây gỗ trắc đen có lá kép hình lông chim, lá dài 8 – 10cm, hình mác, đầu tù, gốc thân tròn, mỏng, mặt dưới màu lục phấn, loại cây này nở hoa từ tháng 2 – 7, màu quả chính từ tháng 12 – 1, cụm hoa hình chùy, tràng gồm 5 cánh hoa, quả có đáy nhọn, hình thuôn hẹp, đầu tù dài 6,5 – 8,5cm, rộng 2 – 2,5cm, mỏng, nơi có 1 hạt. Gỗ trắc đen ngoài giá trị sử dụng làm các sản phẩm nội thất thì chúng còn có công dụng xua đuổi ruồi muỗi do mùi hương tỏa ra từ của gỗ của nó. Gỗ trắc đen có Giá thành rẻ hơn gỗ trắc đỏ nhưng gỗ trắc đen vẫn không kém cạnh về giá trị sử dụng. Đặc biệt thời gian gần đây thị trường Trung Quốc thu mua loại gỗ này nên chúng lại càng trở nên khan hiếm tại Việt Nam. Gỗ trắc đen có màu nâu đen, trên thân gỗ có những đường vân kẻ sọc đẹp mắt. Miếng cắt gỗ khá mịn và bóng nên không cần sự tác động của si bóng thì những sản phẩm từ loại gỗ này cũng đã rất đẹp rồi. Mùi thơm của gỗ có thể xua đuổi ruồi, muỗi, côn trùng.

Gỗ trắc xanh:

Có vân gỗ rất đẹp có thể chuyển thành nhiều màu khi có ánh sáng chiếu vào, để trong bóng tối lại có màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp, có khả năng chống mối mọt cao có thể sản xuất những sản phẩm nội thất hay những vật dụng điêu khắc rất sang trọng.

Trắc vàng hay còn gọi là Trắc Nghệ:

là loại gỗ trắc có màu vàng tuy không đắt bằng trắc đen và trắc đỏ nhưng cũng thuộc loại rất quý hiếm. Gỗ trắc vàng để lâu xuống màu sẫm rất đẹp. Ở Việt Nam, cây gỗ trắc vàng mọc rải rác trong các khu rừng Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy). Ngoài ra trắc vàng cũng có ở Lào, Campuchia.

Gỗ trắc dây

còn có tên gọi khác là gỗ trắc gai, tên khoa học là (Dalbergia tonkinensis). Trắc dây là một loại cây bụi lớn, dạng thân leo có chiều dài từ 11m đến 15m, lá của trắc dây có hình mọc cách lông chim có màu hơi đỏ mặt trên và xám mặt dưới. Hoa có màu trắng hoặc ngả vàng và mỗi quả chỉ có 1 hạt, hạt hình thoi dẹp có kích thước 1,2 cm. Hơn chục năm trở lại đây, khi gỗ trắc được lên ngôi . Vùng Tây nguyên có một loài gỗ với hình thức vân hoa màu sắc tương tự trắc đã được người dân nơi đây biết đến với cái tên là Trắc Dây . Trắc dây không thuộc họ thân thảo có tay phụ leo như mướp, bầu,bí . Trắc Dây sống tựa vào thân cây to khác để phát triển tương tự như cây nhót hay cây hoa giấy. vì họ nhà thân leo sống dựa vào thân khác nên trắc dây phát triển chậm . Những gốc cây trong rừng già sống vài trăm năm thì đường kính tối đa cũng chỉ vào khoảng 30 cm rồi dừng lại. Vì kích thước hạn chế nên trắc dây có giá không thể cao bằng trắc đỏ, trắc đen hay trắc vàng, nhưng loại gỗ khổ rộng có thể đóng được những món đồ có giá trị như mặt sập, mặt bàn ghế…

Gỗ trắc Nam Phi (hay còn gọi là trắc Ngố):

là loại gỗ trắc nhập khẩu từ các khu rừng của Châu Phi. Trắc Nam Phi không có mùi thơm (không có tinh dầu) nhưng cũng rất cứng, rất nặng và có vân rất đẹp. Tuy nhiên vì toom gỗ rất ro, hay bị nứt nẻ, và cũng mới nhập vào thị trường Việt Nam nên có giá thấp, chỉ bằng 10-15 % giá gỗ trắc thông dụng trên thị trường.

Những ứng dụng tuyệt vời trong nội thất đồ gỗ

Gỗ Trắc có thớ mịn, dòn, dễ gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, có hoa vân đẹp, rất cứng. Gỗ trắc nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm. Hơn nữa, Gỗ Trắc không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe. Gỗ trắc không chỉ có màu sắc đẹp thay đổi màu sắc khi trong bóng tối và ra ngoài ánh sáng, mà loại gỗ này còn cực kì nhẵn mịn tới mức không cần dùng tới sơn bóng, gỗ trắc chắc, chống cong vênh và mối mọt rất tốt, chính vì vậy loại gỗ này có giá thành khá cao và đang dần trở thành loại gỗ khan hiếm.

Gỗ Trắc dùng đóng đồ đạc cao cấp giường tủ, bàn ghế nhất là sofa gỗ và sập, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ tạc tượng, khắc tranh. Vân gỗ ,thớ gỗ có màu rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên độc đáo.
Những đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp, sẽ lên nước bóng như sừng.

Gỗ trắc là loại gỗ có giá trị kinh tế cao, Giá gỗ Trắc loại tốt và đẹp có thể lên đến 10 triệu/kg, vì vậy gỗ trắc rất quý, không bỏ phí kể cả mùn cưa.

Do số lượng khai thác có hạn nên trên thị trường cũng ít hơn so với trước đây và giá trị sử dụng của gỗ trắc khá đa dạng nên mỗi tác phẩm hoàn chỉnh đều đạt tới bậc cao của nghệ thuật khiến gỗ trắc càng trở nên quý hiếm hơn.

Cách nhân biết gỗ trắc

Gỗ trắc có đặc điểm riêng biệt khác hẳn với những loại gỗ khác, bạn sẽ dễ dàng nhận biết gỗ trắc nếu như ghi nhớ được những đặc điểm dưới đây:

Gỗ trắc rất cứng, thớ gỗ mịn và có mùi, nó khá nặng đặc biệt không bị mối mọt.
Khi sử dụng bạn có thể yên tâm là gỗ khá bền không hề bị mối mọt và cũng không bị cong vênh.
Khi sử dụng giấy ráp để quay thì nó khá bóng vì trong gỗ tráp có tinh dầu.
Gỗ tráp là một loại cây gỗ lớn, nặng và rất cứng cáp, thớ gỗ mịn, mùi hơi chua nhưng không bị hăng.
Gỗ trắc khi để lâu sẽ chuyển màu sang màu tối, đem sẫm nên anh/chị/em có chơi thì chú ý chỗ này

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.