Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Cùng với tinh thần đó, các nhà Chùa cũng chuẩn bị sẵn các món quà nhỏ mang mang ý nghĩa tinh thần để tặng lại cho các Phật tử lên Chùa trong dịp năm mới này, trong đó vòng tay, chuỗi hạt gỗ là món quà phổ biến và mang ý nghĩa nhất.
Phong tục đi chùa đầu xuân của người Việt
Còn ở Việt Nam cũng theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). Vì vậy, phong tục đi chùa đầu mùa xuân vừa là khởi đầu của 1 năm, khởi đầu của sự sống và nó trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.
Sau khi vãn bữa cơm chiều tất niên, những người phụ nữ trong gia đình đã tất tả sắm lễ đi chùa. Nải chuối, một lễ trầu cau (một, ba, năm, bảy quả cau lá trầu), thêm mấy đồng tiền mới – nhà nào tươm hơn thì có xôi, có oản – tất cả được bày lên mâm sẵn sàng. Các cụ, các bà khăn áo tươm tất đi trước, con dâu, con gái đi sau bê lễ.
Đêm ba mươi Tết, trước giờ lễ giao thừa ở gia tiên, những người già đã đến thắp hương nơi Tam Bảo, với tất cả lòng thành kính.
Trong đêm giao thừa, dân chúng đến lễ tạ tại các cửa chùa rất đông. Họ đến lễ tạ như lời tri ân, cảm ơn cho năm cũ đồng thời cầu cho năm mới được may mắn.
Ngoài ra, rất nhiều Phật tử cao tuổi thường đến chùa từ sớm để cùng nhà chùa sửa sang, dọn dẹp cho đẹp để đón những du khách đến cửa chùa.
Ngôi chùa ở làng quê đã trở thành bàn thờ chung của tăng ni phật tử, đồng thời cũng là ngôi nhà chung của cộng đồng dân cư trong những ngày Tết.
Đêm giao thừa, mọi người đổ ra đường đi lễ chùa, không ai quên mang theo lễ mọn lòng thành để lĩnh chút lộc cầu may.
Càng ngày, lộc càng phong phú hơn trước. Lộc có thể là một phong bao nhỏ chứa câu chúc may của nhà chùa, có thể là một nén hương của nhà chùa hay một cây mía… được bán ven cổng chùa.
“Mọi người quan niệm, đi chùa phải mang lộc về tận nhà, mang những điều may mắn khi bước qua cửa. Vào giờ giao thừa mọi người đi lễ chùa để cầu mong xuân năm mới được hạnh phúc, an lành và hái lộc đầu năm, nhằm ước mong 365 ngày tấn tài, tấn lộc…”, sư thầy Thích Đàm Phúc (chùa Ngòi, Bắc Ninh) cho biết.
Sắm sửa lễ vật đi Chùa đầu năm dịp lễ Tết sao cho đúng?
Cùng với phong tục đi Chùa đầu năm, người dân cũng sắm sửa lễ vật đem lên cúng dường để cảm tạ cho năm cũ đã qua đi và cầu bình an, may mắn cho năm mới, lễ vật mang theo nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè,..v..v.. Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cúng dường cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Cùng với tinh thần đó của người dân, thong thường các nhà Chùa sẽ sẽ luôn chuẩn bị sẵn các món quà nhỏ mang ý nghĩa tinh thần, là lộc để người dân mang về nhà với nghĩa nghĩa đem sự may mắn, bình an, an lạc theo người về nhà. Thông thường thì vòng tay, chuỗi hạt gỗ là vật phẩm được dung làm quà phổ biến nhất vì ý nghĩa và công dụng đặc trưng của nó.
Vì sao vòng tay, chuỗi hạt gỗ thường được dùng tặng Phật tử?
Chuỗi vòng hay tràng hạt có khởi nguồn từ Ấn Độ và đã trở thành một vật phẩm quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa của tín đồ. Cũng như chuông, mõ, tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập không thể thiếu của Tăng sĩ Phật giáo. Trong Kinh điển Phật Giáo, Khởi nguyên của tràng hạt và lần chuỗi hạt khi niệm Phật, hầu hết đều căn cứ vào lời khai thị của Đức Phật đối với Vua Ba Lưu Ly đã được ghi chép lại trong Kinh Mộc Hoạn Tử. Kinh chép rằng:
“Một thời Đức Phật cùng giáo đoàn của ngài du hóa trong núi Kỳ Xà Quật (Grdhrakùta), nước La Duệ Kỳ (Ràjagrha) quốc vương trong thời nạn ấy tên là Ba Lưu Ly, sai sứ giả đến chốn Phật để xin Thế Tôn đặc biệt rủ lòng thương xót, cho pháp yếu để có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa lìa được mọi khổ não.
Đức Phật bảo sứ giả về thưa với nhà vua rằng: nếu nhà vua muốn diệt được phiền não chướng, báo chướng nên xâu một chuỗi tràng 108 hạt bằng hạt cây tra (mộc hoạn tử) và thường đem theo mình; khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ý, xưng danh hiệu: Phật, Pháp, Tăng mỗi lần, lần qua một hạt cây tra.
Cứ như thế, lần lượt qua hạt này đến hạt khác, như: mười hạt, hai mươi hạt, trăm hạt, nghìn hạt, cho đến trăm nghìn vạn hạt. Nếu lần được đủ hai mươi vạn lượt, mà thân tâm không tán loạn, không có những siểm khúc, thời khi xả thân này được sinh lên cõi Diệm Thiên thứ ba. Lên đấy, y, thực tự nhiên, thường an lạc hạnh. Nếu lại lần đủ được một trăm vạn lượt, sẽ dứt hẳn được một trăm tám kết nghiệp, mới gọi là vị chứng được quả Tu-Đà-Hoàn (ngược dòng sinh tử), hướng đến đạo Niết bàn, dứt hẳn cội gốc phiền não và chức được quả vô thượng”.
Như vậy, có thể thấy, chuỗi hạt đã có từ lâu và gắn với mỗi cộng đồng xã hội nó có một ý nghĩa biểu trưng hay giá trị thẩm mỹ khác nhau. Nhưng với Phật giáo, tràng hạt được đề cập với vai trò của pháp phương tiện, là pháp khí, là công cụ để hỗ trợ việc tu hành để chứng đạo Bồ đề, đạt giác ngộ.
Xika – Địa chỉ xưởng sản xuất vòng tay chuỗi hạt gỗ cao cấp giá rẻ, uy tín.
Cùng với tinh thần của nhà Chùa và người dân trong nét đẹp của phong tục đi Chùa đầu năm dịp lễ Tết,Xika đã, đang và vẫn sẽ là xưởng sản xuất vòng tay chuỗi hạt gỗ giá rẻ được các nhà Chùa từ Bắc vào Nam tín nhiệm giao trong trách cung cấp số lượng lớn vòng tay, chuỗi hạt gỗ để tặng các Phật tử đi Chùa trong các dịp lễ Tết đầu năm.
Với kim chỉ nam khi làm việc “Mỗi hạt gỗ, một trái tim gửi gắm”, Xika luôn đặt hết tâm huyết và trái tim của mình để làm ra những sản phẩm đạt chất lượng, đúng kích thước, đủ số lượng mà các nhà Chùa đã yêu cầu. Rất mong những sản phẩm vừa mang cả ý nghĩa tâm linh, tinh thần vừa mang cả hình thức, mẫu mã đạt chất lượng sẽ đến được với những con người biết trân quý.
VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MẪU MÃ, KÍCH THƯỚC THEO YÊU CẦU.
Hotline: 0961128800
Địa chỉ sản xuất: Đội 3, Gia Hưng, Gia Viễn, Ninh Bình.
Website: https://xika.vn/